Khu công nghiệp là gì? Đặc điểm các khu công nghiệp ở Việt Nam

Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.

Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú

Đặc điểm khu công nghiệp tại Việt Nam

Khu công nghiệp ở Việt Nam là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Đây là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94.900 ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64.000 ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.

Mục tiêu phát triển

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

Các loại hình khu công nghiệp

Khu công nghiệp liên hợp

Các xí nghiệp công nghiệp trong Khu công nghiệp dạng này được tổ chức hình thức liên hiệp hóa dây chuyền công nghệ. Ví dụ:

- Khu công nghiệp tập trung lớn bao gồm các nhà máy luyện kim với chu trình đầy đủ và các công trình phụ trợ có liên quan như hóa chất, năng lượng, các xí nghiệp công nghiệp xây dựng và sử dụng chất phế thải...

- Khu công nghiệp tập trung lớn các nhà máy luyện kim với chu trình không đầy đủ, các nhà máy chỉ chế tạo kèm theo là các công trình phụ trợ về năng lượng và xây dựng.

- Khu vực công nghiệp tập trung các xí nghiệp, nhà máy lớn về hóa chất cơ bản, các nhà máy lọc dầu, hóa dầu và các liên hợp về năng lượng, sửa chữa cùng các công trình kĩ thuật phục vụ sản xuất...

Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành

Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành thường tập trung những xí nghiệp công nghiệp có đặc tính sản xuất khác nhau nhưng không gây ảnh hưởng xấu lẫn nhau. Khi bố trí các xí nghiệp thuộc các ngành có tính chất gần nhau bố trí thành nhóm để đảm bảo hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất.

Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành

Khu công nghiệp chuyên ngành bao gồm các xí nghiệp thuộc một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm.

Trong khu công nghiệp chuyên ngành ưu tiên phát triển khả năng liên hợp sản xuất giữa các xí nghiệp, sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên liệu. Do đó, cần có các giải pháp qui hoạch hợp lí tạo ra dây chuyền sản xuất tối ưu cho các xí nghiệp.

Các nhóm công nghiệp chuyên ngành thường có trong các ngành sau:

- Công nghiệp hóa chất và công nghiệp hóa dầu.

- Công nghiệp cơ khí và thiết bị cơ khí.

- Công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng.

- Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.

Khu chế xuất

Khu chế xuất là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)